Hình ảnh gía trị của Cây

Hình ảnh gía trị của Cây

Hầu như khắp nơi trên thế giới ngày nay kêu than báo động khí hậu ngày càng nóng thêm lên. Nhiều vùng đất nước bên Á Châu, Phi châu, Úc châu đã đang trải qua cơn nắng nóng có ngày lên tới 40 độ C và còn cao hơn nữa. Thật là một thảm họa đe dọa thiên nhiên cùng đời sống cơ thể con người cùng các thú động vật !

Nắng nóng gây ra thảm họa khô cạn nước ở sông hồ, đời sống sức khoẻ thể xác cũng như tinh thần thành ra mệt mỏi, khó chịu có khi mắc bệnh nữa. Và như thế mùa màng cây cối bị khô héo không trổ sinh hoa trái được, cùng thành tích sinh hoạt làm việc không đạt được hiệu qủa cao có chất lượng nội dung tốt.

Để tránh cơn nắng nóng tựa như chảo lửa đổ xuống lan toả trong không khí gây nực nội khó chịu, con người tìm bóng mát trú ẩn tốt hơn dưới cây dọc đường, ngoài công viên có cây xanh, ngoài sân vườn bên bờ sông ao hồ có những hàng cây cao có tàn cành lá xanh tươi.

Cây là hình ảnh biều tượng về khía cạnh tự nhiên cùng khía cạnh tâm linh nói lên sứ điệp gì?

Cây cao thấp lớn lên không chỉ mang đến hiệu qủa kinh tế là giữ độ ẩm ướt cho đất, mang lại lá, hoa, trái củ qủa làm thực phẩm nuôi sống con người cùng các loài thú động vật, sinh sản gỗ cho xây dựng dinh thự làm đồ đạc cửa nhà…nhưng còn có công dụng khác hơn nữa: tỏa bóng râm mát, giữ gìn môi trường thiên nhiên sinh thái lành mạnh, ngôi nhà trú ẩn cho các thú động vật.

Mọi Cây cối loài thảo mộc đã được Đấng Tạo Hóa tạo dựng vừa khi vũ trụ được thành hình làm nguồn căn bản cho sự sống trên mặt đất phát triển cùng tồn tại: “ Thiên Chúa phán: “Đất phải sinh thảo mộc xanh tươi, cỏ mang hạt giống, và cây trên mặt đất có trái, ra trái tùy theo loại, trong có hạt giống.” Liền có như vậy.12 Đất trổ sinh thảo mộc, cỏ mang hạt giống tùy theo loại, và cây ra trái, trong trái có hạt giống tùy theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.13 Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ ba.” ( Sáng Thế 1, 11-13)

Cây vì thế xưa nay ở khắp mọi nơi là thành phần trọng yếu trong công trình thiên nhiên cho sự sống mọi loài thụ tạo. Nhiều quốc gia đất nước có chương trình trồng cây gây dựng thành khu rừng là một cột mốc hệ trọng trong chương trình xây dựng phát triển đời sống xã hội lành mạnh. Và đồng thời cũng đề ra chương trình gìn giữ bảo vệ rừng cây xanh.

Một cây khi lớn cao có cành lá xanh tốt lành mạnh mỗi giờ sản xuất ra được 1200 lít Oxydưỡng khí. Hay trong thời kỳ cây đang phát triển vào mùa Hè nóng bức, nó sản xuất ra dưỡng khí hít thở lành mạnh cho 10 người.

Cây cối thảo mộc từ xưa nay nơi nhiều niềm tin tôn gíao cũng như bình dân đóng vai trò hình ảnh biểu tượng tâm linh.

Nơi Cây thảo mộc ẩn chứa hình ảnh biểu tượng có nhiều ý nghĩa tâm linh. Thánh địa linh thiêng được trình bày xem như là cây sự sống và cây sự hy sinh hiến tế. Trong vũ trụ khi một cây phát triển mọc lên cao trong không trung nó biểu hiệu là hình ảnh gạch nối giữa trời và đất, giữa vũ trụ bao la rộng lớn và vũ trụ nhỏ bé.

Khắp nơi trong vũ trụ vào mọi thời gian Cây được con người tôn kính có nghi lễ riêng. Nhiều niềm tin tôn gíao tôn kính cho Cây trong thiên nhiên cho là Cây thánh, được gọi là cây sự sống, cây sức mạnh, là nơi chốn ngự trị của Thần Minh.

Trong Kinh Thánh Cựu ước Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, đã đặt tên cho một Cây giữa vườn địa đàng là Cây biết lành biết dữ: 9“ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa khiến từ đất mọc lên đủ mọi thứ cây trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây cho biết điều thiện điều ác. ( St 2,9)

Cây Chà Là ở bên vùng Trung Đông từ thời xa xưa thân cây mọc cao lớn từ 15 đến 20 Mét , hằng năm sinh sản những buồng chùm hoa trái tới 100 kilô. Nó là hình ảnh biểu tượng cho sự năng động tươi tốt, sự sống triển nở. Nó là loại cây biểu tượng về sự sống, như Thánh Vịnh Vua David diễn tả: “Người công chính vươn lên tựa cây dừa tươi tốt, lớn mạnh như hương bá Li-băng được trồng nơi nhà CHÚA, mơn mởn giữa khuôn viên đền thánh Chúa ta, già cỗi rồi, vẫn sinh hoa kết quả, tràn đầy nhựa sống, cành lá xanh rờn, để loan truyền rằng: CHÚA thực là ngay thẳng, là núi đá cho tôi ẩn náu, nơi Người chẳng có chút bất công.” ( TV 92, 11-13)

Cây Oliu là cây cao qúi rất nổi tiếng trong các đất nước vùng Trung đông, vùng nam Âu Châu. Nó sống phát triển ở những vùng khô nắng, sống thọ rất lâu năm. Trong vườn Gietsenmany, gọi là vườn Cây dầu bên Do Thái, nơi ngày xưa Chúa Giêsu Kitô trước đêm bị bắt đã vào đây qùi gối cầu nguyện, bây giờ còn 08 cây Oliu cổ đại to lớn vẫn có cành lá xanh tươi tốt. Tương truyền chúng có thời gian tuổi thọ từ một ngàn năm có thể tới hai ngàn năm rồi! Mỗi cây Oliu mang lại hoa trái từ 110-120 Kilo. Dầu trái Oliu xưa nay có hiệu qủa kinh tế qúi gíá, cùng không chỉ là thực phẩm ăn lành mạnh cao cấp, nhưng còn được dùng chế biến thuốc chữa bệnh nữa. 

Cành nhánh Oliu là hình ảnh biểu tượng hòa bình, như sách Sáng Thế ký thuật lại :”Vào buổi chiều, con bồ câu trở về với ông, và kìa trong mỏ nó có một nhành lá ô-liu tươi! Ông Nô-ê biết là nước đã giảm trên mặt đất: ( St 8,11)

Cây Oliu có liên quan mật thiết với Chúa Giesu, vì Ngài đã vào vườn Cây Oliu cầu nguyện trước khi bị bắt. Nhưng cây Sung cũng có vai trò đặc biệt trong phúc âm Chúa Giêsu, vì Ông Giakeo đã leo lên cây đó để được nhìn thấy Chúa Giesu đi qua. Và Ngài đã dừng lại gọi ông tụt xuống, rồi sau đó về ông cùng đồng bàn dùng bữa với. Cây Sung này, trở thành như chứng nhân sự tìm kiếm Chúa của ong Giakeu, và sự ăn năn trở lại của Ông trở về với đời sống sự công chính: “Sau khi vào Giê-ri-khô, Đức Giê-su đi ngang qua thành phố ấy.2 Ở đó có một người tên là Da-kêu; ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có.3 Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giê-su là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn.4 Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giê-su, vì Người sắp đi qua đó.5 Khi Đức Giê-su tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông: “Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!” ( Lc 19, 1-5)

Ngày nay khi đến vùng Gieriko đi ngang qua vệ đường cây Sung lịch sử Giakeu ngày xưa vẫn còn đó, vươn cao lên nền trời, thân cây to lớn cành lá xanh tốt tỏa rợp bóng mát một không gian to lớn. 

Bên Aicập Cây Sung được coi như Cây của Trời. Nó được tôn kính là hình ảnh biểu tượng của vị nữ thần tình yêu Hathor, hay vị hay nữ thần Trời Nut.

Gỗ Cây Sồi rắn chắc tỏa tàn cành lá ra một không gian rộng lớn và trở nên nổi tiếng. Năm 1917 bên Fatima nước Bồ đào Nha Đức mẹ Maria đã hiện ra với ba trẻ mục đồng Phanxicô, Jacinta và Lucia đứng trên cây Sồi. Cây Sồi (thánh) lịch sử này còn được gìn giữ bảo trì ở ngay cạnh nhà nguyện Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.


Những nhánh cành cây, cùng thân cây cần có lá để sự sống cây được phát triển lớn mạnh cùng tồn tại. Đây là hình ảnh biểu tượng sự liên kết nối liền trong đời sống của con người với nhau, nhất là giữa con cái với cha mẹ, giữa vợ chồng với nhau. Qua sự liên kết giữa con người nhau trong gia đình, ngoài xã hội, họ học hỏi nơi nhau kinh nghiệm đời sống và sự khôn ngoan. Điều này đóng vaio trò quan trọng cho đời sống con người trong sinh hoạt giữa lòng xã hội cùng Giáo hội.

Sự liên kết nối liền giữa thân cây với các cành nhánh của nó và với những lá cây gây mang đến chất nhựa sống cho toàn cây. Trong ý nghĩa tinh thần tâm linh đó là tình yêu của sự liên kết giữa con người với nhau. Và Chúa Giêsu Kitô trong phúc âm cũng dùng hình ảnh này: Anh em hãy liên kết ở lại trong Thầy, để anh em ở lại trong tình yêu của Thầy.

Cây cao bóng cả tỏa bóng rợp râm mát cho một vùng không gian ngoài thiên nhiên có độ ẩm ướt, cho không khí dịu mát trong lành, che cho ánh nắng chiếu từ mặt trời bớt gây tác hại nóng nực cho đời sống trên mặt đất, lá cây thẩm hút khí độc hại do bụi khói gây ra, cây giữ nước cùng giữ cho bờ đất bờ sông, sườn đồi núi không bị sát lở.

Người mẹ trần gian cũng được ca ví là một cây tỏa bóng râm mát cho con cái gia đình. Bàn tay tình mẫu tử chất chứa tình yêu thương cho đời sống con mình. Tình yêu phát xuất từ tâm hồn mẹ, từ bàn tay mẹ tựa như bóng râm mát của cây lan chiếu tỏa trong không gian cho người tìm đến trú nắng nóng, cùng che chở khi mưa gió rét lạnh.

Nhạc sĩ Phanxicô đã dệt thành bài thánh ca ngợi khen tình mẹ thiêng liêng qua vần thơ dòng nhạc:

“1. Mẹ là như bóng mát, như làn hương thơm ngát như dòng suối êm đềm. Cho suốt cả đời con luôn sống vui bình an sống vui bình an.


2. Mẹ là cây xanh thắm, che người đi trong nắng, mau về tới quê nhà. Cây lá tỏa ngàn hương con sống trong tình thương Sống trong tình thương.”

Tháng hoa kính Đức Mẹ Maria - Ngày nhớ ơn Mẹ.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 

Read 101 times

Last modified on Freitag, 10/05/2024

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« May 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 289

Tổng cộng 14244224

Lên đầu trang