Xót Xa Số Phận

Xót Xa Số Phận

Những ai sống ở phường 13 quận 10 Saigon vào những năm 1985 - 1986 chắc đều sẽ nhớ chị Trang, vì chị là hoa khôi của xóm lúc bấy giờ. Chị đẹp lắm, đẹp rạng ngời nhưng thùy mị, đôi mắt to, gương mặt trái xoan và mái tóc dài, đặc biệt chị có đôi môi chúm chím và hàm răng trắng đều như hạt bắp. Các anh trai trong xóm người nào cũng thầm yêu trộm nhớ chị.

Chị Trang là con gái duy nhất của ông Tuấn và bà Thu. Ông Tuấn là sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa, sau 1975 bị đày đi học tập cải tạo tận ngoài Bắc. Bà Thu trước chỉ ở nhà nội trợ, sau khi chồng bị bắt tù thì bà phải bươn chải 1 mình nuôi con, cực nhọc với gánh bán chè bắp ngày 2 buổi ở chợ Vườn Chuối.

Chị Trang là bạn học của chị Hai của Nhi, 2 người học ở trường Couvent Des Oiseaux của Pháp, sau này bị đổi tên thành trường Lê Thị Hồng Gấm. Năm ấy chị học lớp 11, đi học về chị phụ mẹ buôn bán, 2 mẹ con sống vất vả nhưng khá bình an trong tình thương mến của bà con chòm xóm.

Tai nạn ập đến nhà chị Trang khi 1 tên công an khu vực tên Bảo từ Hà Nội vào Nam, đến phường 13 quận 10 để nhận công tác. Vì là công an khu vực nên hắn được cấp cho 1 căn nhà 2 tầng ngay mặt tiền đường Điện Biên Phủ (trước kia là đường Phan Thanh Giản). Nghe nói hắn đã có vợ con ngoài Bắc, nhưng chỉ vào 1 mình, vợ hắn còn phải chăm lo ruộng vườn chi đó ngoài ấy.

Tên Bảo vừa gặp chị Trang là mê tít. Hắn thì tướng tá cục mịch, mặt mũi đen nhẻm, răng vừa hô vừa vàng, lại lùn tịt có 1 mẩu. Thế nhưng hắn oai lắm, người dân trong khu vực rất sợ hắn, vì hắn có chức có quyền. Là công an khu vực, hắn nắm quyền sinh sát trong tay. Hắn mà ghét ai thì người đó chỉ có chết, vì hắn có thể bịa ra đủ thứ chuyện để mà hành cho sống dở chết dở. Nửa đêm hắn có thể đến nhà đập cửa ầm ầm đòi xét hộ khẩu. Nguy hại hơn nữa, hắn mà vu cho cái tội phản động hay chống phá gì đấy thì có thể nhà tan cửa nát, đi tù mọt gông!

Tên Bảo thích chị Trang, gặp chị ở đâu là hắn sà đến trêu gọi, cười nhăn nhở tán gái khiến chị kinh hãi. Chị tìm cách tránh né thì hắn đến tận nhà vịn cớ này cớ kia vào khám xét. Bà Thu, mẹ chị Trang, lo đến mất ăn mất ngủ, còn hàng xóm láng giềng thấy hoàn cảnh thì thương cho mẹ con chị nhưng chẳng ai dám can thiệp vì ai cũng quá sợ tên Bảo hung hăng.

Chị Trang kể 1 lần hắn đến nhà, khệnh khạng ngồi ghế salon uống ly trà mẹ chị rót mời xong, hắn nói: "Gia đình em thuộc diện phản quốc, bố em là lính Ngụy có nợ máu với nhân dân, lẽ ra bị xử bắn, em và mẹ em lẽ ra phải đi tù, nhà cửa phải giao lại cho cách mạng. Nhưng đảng và nhà nước ta khoan hồng, nên bố em được đi học để thành người tốt, mẹ con em được làm ăn buôn bán, em phải biết ơn đảng biết ơn cách mạng.
Còn anh, anh cũng rất khoan hồng, anh muốn giúp đỡ em và mẹ em, nếu em về sống chung với anh, anh sẽ giúp mẹ em có 1 sạp để bán không phải gánh đi gánh về và anh sẽ có cách cho bố em sớm được về đoàn tụ".

Tuy trong lòng kinh tởm tên Bảo, nhưng thương mẹ thương cha, chị Trang đắn đo việc hy sinh đời con gái để cứu cha trong tù. Lần đi thăm nuôi kế tiếp, ngồi giữa đám quản giáo trại tù đang canh chừng tù nhân và người thăm tù như cú vọ, chị Trang tìm cách đánh tiếng hỏi cha. Chị nói: "Ba ơi, ở nhà dạo này có anh công an khu vực, ảnh tốt lắm, ảnh nói nếu con thích ảnh sẽ tìm cách giúp ba..."

Ông Tuấn ngẩng lên nhìn con, 2 chân mày cau lại. Mặc dù con gái chỉ nói bóng gió nhưng ông hiểu. Ông lắc đầu và lựa cách nói lại: "Con nói anh ta ba cám ơn. Ba chưa muốn về đâu. Khi nào học xong người ta cho ba về thì ba về. Không cần anh ấy nhọc lòng."

Thời điểm ấy, quản giáo và công an canh chừng, theo dõi từng câu nói giữa tù nhân và thân nhân, nói sai 1 điều gì là lãnh đủ hậu quả ngay. Nhẹ thì không được thăm, không được nhận quà, nặng thì bị biệt giam bị đánh đập, nên gặp nhau muốn nói gì cứ phải nói bóng nói gió, nói trí trá đi như thế. Nhưng chị Trang cũng hiểu. Chị gật đầu vâng dạ. Hai cha con nhìn nhau, nước mắt chảy ngược vào trong.

Mặc dù chị Trang từ chối, nhưng tên Bảo vẫn không bỏ cuộc mà càng bám riết. Hắn tìm mọi cách để tiếp cận chị. Gặp chị thì nắm chân nắm tay, cười nhăn nhở. Nhà có việc phải lên phường hay lên công an, bà Thu đi thì hắn không tiếp, đòi bắt phải là chị Trang lên thì hắn mới giải quyết.

Lo sợ cho con gái, bà Thu âm thầm tìm người móc nối, rồi dốc số vàng dành dụm được cho chị đi vượt biên. Lúc chị đi, bà phải nhờ người bà con dưới quê dàn cảnh, giả bộ nói bà ngoại bệnh, cần chị về chăm sóc. Người bà con từ Vĩnh Long lên tận Saigon, đến nhà đón chị đi trước mặt tên Bảo.

Đó cũng là lần cuối cùng bà con chòm xóm nhìn thấy chị Trang. Sau nhiều tháng trời bặt tin tức, 1 hôm có người có bà con đi cùng thuyền đến báo với bà Thu là thuyền đã tới Thái Lan, nhưng chị Trang và vài người nữa đã bị hải tặc bắt đi mất tích, chắc đã chết rồi. Chuyến vượt biên đó bị hải tặc cướp đến 4 lần, khi cập bến Thái thì chỉ còn vài thanh niên sống sót.

Bà Thu nghe tin như sét đánh ngang tai, ngã xỉu tại chỗ. Từ đó bà đâm ra ngớ ngẩn, cả ngày cứ ngơ ngơ đi ra đi vào, không còn buôn bán được nữa. Chiều chiều bà bắc ghế ra cửa ngồi đến tối mịt để "chờ con Trang về". Bà con chòm xóm thương tình nên đùm bọc bà, mỗi ngày đều sang thăm và chia cho bà miếng cơm manh áo. Còn tên công an khu vực, nghe chuyện thì bĩu môi "Cho nó chết, cái đám phản quốc ấy chết là đáng kiếp! Tao mà gặp nó giờ tao cũng cho nó 1 viên vào óc!"

Sau đó gia đình Nhi cũng đi ra nước ngoài nên không còn biết tin tức về bà Thu. Vài năm trước đây, chị Hai của Nhi theo phái đoàn dạy ngoại ngữ có về Việt Nam. Chị tìm đến nhà thăm thì mới biết bà đã mất lâu rồi. Ông Tuấn sau khi ra tù, về nhà thì con chết, vợ điên. Ông sống âm thầm làm nghề đạp xích lô nuôi vợ. Sau khi vợ mất ông đi đâu không ai biết. Căn nhà thì phường đã trưng dụng làm văn phòng. Bây giờ có người khác vào ở.

Đã mấy chục năm trôi qua, Nhi vẫn không quên được chị Trang. Nhiều lúc Nhi nghĩ, biết đâu chị còn sống? Biết đâu hải tặc bắt rồi sẽ thả chị ra? Hồng nhan bạc phận. Mỗi lần nhớ về chị là Nhi lại thấy xót xa. Xót xa không chỉ cho số phận đau thương của chị mà cho cả hàng triệu đồng bào miền Nam phải chịu biết bao oan trái tù đày tang tóc sau cái ngày 30-04 bị "giải phóng" bởi quân Việt cộng.

Trên khắp giải đất hình chữ S đẫm nước mắt này, đâu chỉ có 1 chị Trang, mà có hàng triệu hàng triệu những câu chuyện tang thương đầy nước mắt như thế!

Vì ai??

Giải phóng miền Nam là như vậy đó! Đừng hỏi tại sao người ta căm thù!!

Nguyễn Ngọc Nhi (vietbf.com)

 

Read 1895 times

Last modified on Dienstag, 01/05/2018

ĐỨC MẸ MARIA tước hiệu LAVANG
Bổn mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Đức

https://hinhanh.ldcg.de/

 

« April 2024 »
Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          

Chuyện Phiếm Đạo Đời

Vậy, xin thưa: thoạt khi lọt lòng mẹ, bần đạo được xếp hạng thứ mười hai trong gia đình nhỏ bé, các cụ tìm không ra cái tên nào hay đẹp hơn nữa, bèn đặt cho cái tên là Trần Ngọc Tá, rồi đi hỏi cha xứ Trịnh Như Khuê (lúc ấy làm linh mục chánh xứ Hàm Long, Hà Nội), rồi sẽ sửa đổi sau. Nhưng, cha xứ Hàm Long sau đó làm Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ thân sinh ra bần đạo không còn dám quấy rầy cha/cố nữa. Quên đi mất. Để rồi thằng bé, khi di cư vào Nam, đến Nha Trang, quan chức cứ gọi tên lên mà hạch hỏi, thay vì gọi tay Trần ngọc Tá, cứ phiên âm thành Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe tiếng gọi, mãi chẳng lên. Thôi thì, từ đó xin chọn tên này làm … quê hương. Dẫu khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.

Và, đáp ứng câu của chị Đỗ Thị Thu Vân, cựu giáo chức ở Sài gòn, đã hỏi: tại sao các vấn đề người viết đưa ra, đều bỏ ngỏ, không giải đáp? Bần đạo tình thật thưa: mình rất tránh những tranh luận/cãi vã về lập trường thần học, rất thánh kinh. Phần này, xin nhường lời cho các đấng bậc cao siêu, đứng lớp. Riêng cá nhân, chỉ nhìn ra vấn đề trong sống Đạo, ở đời thường. Đã là tốt. Các giải đáp, cho vấn nạn đặt ra cho mỗi người, ở cuộc sống; hãy cứ để mọi người được kiếm tìm. Một khi đã gặp gỡ Đức Kitô rồi, sẽ có đáp số cho riêng mình, mà sống Đạo. Trong cuộc đời. Với mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai

Những Sự Kiện Sắp Tới

Keine Veranstaltungen gefunden

Lịch Mục Vụ

  

KyyeuLDCG

Để đánh dấu mừng kỷ niệm 40 năm Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức, Liên Đoàn Công Giáo đã thực hiện một tập kỷ yếu ghi lại những sinh hoạt của LĐCGVN và tất cả hình ảnh của các Đại Hội Công Giáo kể từ ngày thành lập cho tới nay. Mọi chi tiết cần biết xin liên lạc Văn Phòng LĐCGVN

Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

2018 10 09 14 31 09

Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gởi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com

LyTrungTin

Soạn Giả cuốn Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị và Tạp Chí Dân Văn không giữ bản quyền cuốn sách này, do đó tất cả mọi người vì nhu cầu viết tiếng Việt đều có thể in ấn cũng như sử dụng cuốn Tự Vị này, mong rằng đây là một đóng góp tích cực và nhỏ nhoi cho cộng đồng người Việt tại Hải Ngoại.

- Download/tải Hỏi Ngã Chánh Tả Tự Vị
- Download/tải Phụ bản

Khách truy cập

Hôm nay 23

Tổng cộng 14238109

Lên đầu trang